Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp nguy hiểm khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng ra sao? Cách điều trị như thế nào? Đây đều là những thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Để giải đáp những vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Trong y học, thoái hóa đốt sống cổ thuộc bệnh mãn tính. Tại cổ có tất cả 7 đốt sống tạo thành, chúng được đặt tên từ C1 đến C7. Trong đó, đốt sống C5, C6, C7 là nơi chịu nhiều tác động nhất. Chúng luôn luôn phải chịu trọng lượng của cả phần đầu.
Ngoài ra, khi bạn quay trái, phải, cúi, ngửa 3 đốt sống cổ này phải cử động theo và làm trụ. Đốt sống cổ hoạt động rất linh hoạt, tuy nhiên chúng chỉ có một giới hạn chịu lực nhất định. Do đó, các đốt sống này rất dễ bị tổn thương khi phải chịu áp lực quá sức. Tình trạng lão hóa do tuổi cao cũng là một nguyên nhân khiến các đốt sống cổ dễ mắc bệnh.
Thoái hoá đốt sống cổ có nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Các nguyên nhân này có thể do nhiều yếu tố kết hợp với nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu nhất:
- Chấn thương: Chấn thương có thể do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động,… Khi bị tác động quá mạnh, mô mềm bên ngoài lớp xương không đủ để hấp thụ lực. Do đó, các bộ phận trong cơ thể như xương, đĩa đệm, dây thần kinh sẽ bị tổn thương.
- Hoạt động quá sức: Những người thường mang vác nặng trong thời gian dài rất dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Đây là nguyên nhân chiếm phần lớn số ca mắc bệnh. Hệ thống xương khớp có một giới hạn chịu đựng nhất định. Nếu bạn hoạt động quá giới hạn này sẽ khiến phần cơ, dây chằng bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
- Vận động không đúng tư thế: Dù không hoạt động quá sức nhưng vận động không đúng tư thế có thể gây nên loại bệnh này. Các tư thế gù lưng, chỉ đeo vác đồ bên thuận, gối cao đầu khi ngủ…trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng đĩa đệm. Từ đó các bộ phận trong hệ xương khớp cổ sẽ bị hư hại.
- Lão hóa: Khi bước qua tuổi 50, cơ thể sẽ ngừng tái tạo tế bào. Nếu xảy ra tổn thương trong hệ xương khớp, cơ thể sẽ không sản sinh tế bào mới để thay thế. Do đó, các tế bào cũ sẽ bị hao mòn theo thời gian. Ở người cao tuổi, chỉ với các chấn động nhẹ cũng có thể gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Ít vận động: Những người có thói quen ít vận động có thể mắc loại bệnh này. Khi không vận động, hệ tuần hoàn máu không được lưu thông. Điều này làm cho sức khỏe của hệ xương khớp sụt giảm rõ rệt. Các bộ phận này sẽ mất đi độ dẻo dai, dễ bị mắc bệnh.
- Ăn uống thiếu chất: Hệ xương khớp rất cần các vitamin, khoáng chất để tăng độ cứng cáp và sức bền. Khi chấn động mạnh đè lên vùng cổ, đốt sống rất dễ tổn thương. Do đó, nếu cơ thể không được nạp các chất này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.
- Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm thoát vị làm các đốt xương ma sát trực tiếp với nhau. Thêm vào đó hệ thống dây thần kinh, dây chằng, mạch máu bị chèn ép. Các bộ phận này không thể hoàn thành các chức năng của chúng. Tình trạng này kéo dài gây nên nhiều đau đớn, từ đó gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hoá cột sống không có thời gian ủ bệnh. Ngay khi bệnh khởi phát, các triệu chứng sẽ lập tức xuất hiện. Thoái hóa đốt sống cổ có nhiều triệu chứng rất đặc trưng. Các dấu hiệu của chúng rất khó nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, bạn có thể phát hiện bệnh ngay từ sớm.
- Đau cổ: Đây là dấu hiệu đầu tiên và xuất hiện xuyên suốt quá trình mắc bệnh. Người bệnh cảm thấy đau nhức từ trong xương, cảm giác rất bức bối khó chịu. Đặc biệt, khi người bệnh cúi thấp đầu hoặc ngửa cổ ra đằng sau cơn đau sẽ xuất hiện một cách dữ dội. Lúc này, dù chỉ tác động một lực nhẹ vào gáy, người bệnh sẽ chịu rất nhiều đau đớn.
- Cứng cổ: Triệu chứng này không xuất hiện thường xuyên. Thỉnh thoảng, người bệnh sẽ bị cứng cổ, không thể vận động linh hoạt như bình thường. Dấu hiệu này dễ xảy ra khi người bệnh nằm lâu trong thời tiết lạnh. Vì vậy, mỗi sáng ngủ dậy họ sẽ tạm thời bị cứng khớp cổ.
- Vẹo cổ: Ban đầu, người bệnh chỉ thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Lúc này cấu trúc hệ xương đột nhiên không được khớp với nhau. Nguyên nhân có thể đến từ các đốt xương, đĩa đệm hoặc dây chằng. Nếu không được khắc phục kịp thời, cổ sẽ bị vẹo hoàn toàn. Người bệnh có thể cần đến phẫu thuật để thoát khỏi tình trạng này.
- Đau lan lên các bộ phận lân cận: Sau một thời gian nhất định, cơn đau sẽ lan lên trên cổ, bả vai, cánh tay, đầu,… Nguyên nhân là do dây thần kinh, dây chằng gắn với các bộ phận này bị chèn ép.
- Tê mỏi: Hệ xương khớp bị tổn thương sẽ làm tắc nghẽn mạch máu. Từ đó, các tế bào sẽ không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, thỉnh thoảng người bệnh có thể bị tê râm ran quanh cổ. Vị trí xuất hiện dấu hiệu này có thể ở cổ, toàn bộ vùng cánh tay và lưng.
- Đột ngột rùng mình: Người bệnh có cảm giác một dòng điện chạy dọc theo cột sống. Họ đột ngột bị rùng mình trong thời gian ngắn và sợ phải vận động. Một số người có thể bị rùng mình cả cánh tay hoặc chân. Trong y học, hiện tượng này còn được gọi là Lhermitte.
- Thường xuyên chóng mặt, buồn ngủ: Rễ dây thần kinh phải đi qua đốt sống để đi tới não. Vì vậy, khi các đốt sống cổ bị thoái hoá, các dây thần kinh lân cận bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, người bệnh có dấu hiệu chóng mặt, buồn ngủ cả ngày. Họ sẽ mất tập trung, giảm hiệu quả công việc.
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khả năng hồi phục sẽ tuỳ vào thời điểm phát hiện bệnh. Trường hợp người bệnh phát hiện và tiến hành điều trị sớm, bệnh có khả năng cao chữa khỏi được. Lúc này, các tổn thương chỉ xuất hiện tại một số bộ phận. Thêm vào đó, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng còn rất thấp.
Ngược lại, nếu người bệnh để lâu không chữa trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng, làm suy giảm khả năng hồi phục. Lúc này, nhiều bộ phận liên quan đã bị ảnh hưởng, các tế bào đang bị phá huỷ và không thể hồi phục như ban đầu. Người bệnh có thể cần đến phẫu thuật để gắn các thiết bị y tế. Những công cụ này sẽ hỗ trợ một số chức năng cho các đốt sống.
Ngoài ra, khả năng khỏi bệnh còn phụ thuộc vào cách chữa trị. Người bệnh nên sử dụng đúng phương pháp và đúng liệu trình điều trị. Bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa trị theo đông y hoặc tây y. Tùy vào cơ địa mỗi bệnh nhân sẽ có mức độ hồi phục khác nhau. Hơn nữa, người bệnh phải tập luyện và kiêng cữ đầy đủ, nhằm tránh bệnh tái phát trở lại.
Như vậy, thoái hoá cột sống có chữa khỏi được hay không sẽ tuỳ vào mức độ bệnh. Thêm vào đó, phương pháp điều trị cũng là một yếu tố quan trọng. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tiến hành điều trị ngay khi có triệu chứng.
Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Để điều trị bệnh đúng phương pháp, bạn phải nắm rõ được các triệu chứng bệnh đang ở mức độ nào. Nếu bệnh đã phát triển quá nặng, bạn nên dùng thuốc tây để chữa trị. Ngược lại, nếu vừa mắc bệnh trong thời gian ngắn, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc tây
Thuốc tây có ưu điểm giảm các triệu chứng rất nhanh chóng. Nhờ có thuốc tây, người bệnh sẽ thoát khỏi cơn đau đớn trong thời gian ngắn.
Lưu ý rằng, việc dùng thuốc tây phải theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng, không dùng quá liều hoặc ngưng thuốc giữa chừng. Điều này nhằm tránh mắc phải các tác dụng phụ không mong muốn. Thêm vào đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần thường xuyên tái khám để điều chỉnh đơn thuốc sao cho phù hợp.
Để điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng thuốc tây, bạn có thể được dùng các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Người bệnh ở giai đoạn nặng rất cần đến thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc mang lại nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc chống viêm: Thuốc có tác dụng chống viêm tại các khớp. Thêm vào đó thuốc giúp khắc phục những mô mềm xung quanh đốt sống cổ.
- Thuốc giãn cơ: Loại thuốc này có tác dụng giãn các bó cơ đang bị căng cứng do ảnh hưởng bệnh. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau nhức ở cổ và các bộ phận xung quanh. Thêm vào đó, thuốc giúp người bệnh có thể vận động linh hoạt hơn.
Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống cổ
Các bài thuốc dân gian có tác dụng từ từ, đi sâu vào tận gốc vấn đề. Việc sử dụng loại thuốc này mang lại ưu điểm an toàn, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Do đó, chúng thường được sử dụng đối với người cao tuổi. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Đắp lá Lốt: Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy 300gam lá lốt sao nóng, sau đó đắp lên cổ khi còn ấm.
- Uống nước cây Cỏ Xước: Để tăng tính hiệu quả, bạn cần sử dụng kết hợp thêm một số loại thảo dược khác. Mỗi ngày, bạn lấy mỗi loại 100 gam cây cỏ xước, lá lốt, trinh nữ, ngải cứu sao thật vàng. Sau đó, bạn đem chúng đi sắc với 600ml nước để uống trong 1 ngày.
- Ăn Xương Rồng kho cá Lóc: Xương rồng bạn đem bỏ hết phần gai, cắt thành miếng vừa ăn. Cá đem đi làm sạch ruột, cắt thành nhiều khúc. Sau đó bạn cho cả hai vào nồi, thêm 250ml nước, một ít gia vị rồi đun đến khi cạn nước. Món ăn này có thể ăn không hoặc dùng với cơm.
Cách phòng tránh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hoá đốt sống cổ không xuất phát từ virus, do đó không thể phòng bệnh bằng vacxin. Để phòng chống bệnh, bạn sẽ cần thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh. Các thói quen này sẽ cần được thực hiện một cách thường xuyên.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục sẽ giúp tất cả các hệ tuần hoàn trong cơ thể hoạt động dễ dàng. Thêm vào đó, dây chằng, bó cơ tăng sức bền, khó bị tổn thương khi có tác động mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bạn nên bổ sung vitamin D và canxi trong các bữa ăn. Tuy nhiên, hàm lượng các chất này phải áp dụng đúng theo chế độ khoa học. Tránh việc lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến gan, thận,…
- Gối thấp đầu khi ngủ: Khi ngủ, bạn nên tập thói quen gối đầu với độ cao vừa đủ. Bạn không cần gối đầu quá thấp sẽ gây khó ngủ hoặc ngủ không ngon.
- Không ngồi một chỗ quá lâu: Trong quá trình làm việc, thỉnh thoảng bạn nên vặn mình hoặc đứng dậy đi lại. Điều này sẽ giúp các khớp xương tránh bị cứng và được linh hoạt hơn.
- Sử dụng thuốc bổ: Bạn có thể sử dụng dòng sản phẩm này để tránh mắc các bệnh xương khớp. Phương pháp này thường được sử dụng với người già và người cao tuổi.
- Không sử dụng các chất kích thích: Bạn tuyệt đối tránh sử dụng chất kích như thuốc lá, rượu, bia,… Các chất này làm tế bào dần suy yếu và chết dần. Từ đó, khả năng mắc các bệnh xương khớp sẽ rất cao.
Trên đây là các thông tin hữu ích về thoái hoá đốt sống cổ. Hy vọng bài viết đã giúp người bệnh có nhìn nhận đúng hơn về căn bệnh này, đồng thời dễ dàng nhận biết các triệu chứng. Từ đó, tiến hành điều trị kịp thời và mang lại hiệu quả cao.
Ngày cập nhật gần nhất: