Thoái hoá đốt sống cổ có nên châm cứu không?

Thoái hoá đốt sống cổ có nên châm cứu? Trong y học cổ truyền, châm cứu là một trong những phương pháp điều trị phổ biến được ca ngợi là hiệu quả nhanh và có thể đồng thời chữa được nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, thoái hoá đốt sống cổ có nên châm cứu hay không còn là dấu hỏi chấm lớn cần lời giải đáp. Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị độc giả cùng theo dõi.

Thoái hóa đốt sống cổ có nên châm cứu?

Châm cứu, đây là liệu pháp điều trị có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại cách đây 3000 năm. Đối với trường hợp mắc bệnh về xương khớp, các thầy thuốc, lang y sẽ sử dụng bộ kim châm chuyên dụng để châm vào các huyệt vị tương ứng. Từ đó hệ thống dây thần kinh sẽ tự truyền tín hiệu đến não bộ và kích thích cơ thể tự sản sinh ra endorphin – chất giảm đau tự nhiên giúp lành xương khớp, trong đó có thoái hóa đốt sống cổ.

 

Ngoài ra, châm cứu còn có nhiều tác dụng khác mà ít ai biết, bao gồm:

  • Các bệnh về tuần hoàn máu: Một trong những công dụng của châm cứu thường được nhắc đến nhiều nhất là đả thông kinh mạch và tăng cường lưu thông máu. Trong khi đó, tắc mạch máu chính là “thủ phạm” gây ra những bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, xương khớp,…
  • Giảm thiểu tê bì chân tay: Tê bì chân tay là triệu chứng điển hình của người bị thoái hoá đốt sống cổ. Châm cứu được xem là giải pháp cứu nguy tức thời giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng về lâu dài do thoái hoá đốt sống cổ gây ra.
  • Thư giãn cơ bắp: Hiện nay, thoái hoá đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hoá, nhất là với người làm văn phòng hoặc thường xuyên bê vác nặng. Trong đó, căng cơ cứng cơ là dấu hiệu ban đầu cảnh báo xương khớp đang gặp vấn đề. Với cơ chế tác động lên huyệt đạo, châm cứu có tác dụng người bệnh thả lỏng cơ bắp, tạo cảm giác thoải mái dễ đi sâu vào giấc ngủ.

So với điều trị bằng Tây y tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ thì châm cứu được đánh giá là phương pháp trị đau xương khớp khá an toàn, lành tính và ít gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, châm cứu là phương pháp trị liệu hỗ trợ hoặc riêng biệt khá phù hợp với người bị thoái hoá đốt sống cổ cấp và mãn tính.

Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, cơn đau thường xuất hiện đột ngột, âm ỉ kéo dài dai dẳng. Châm cứu kết hợp đồng thời với các phương pháp điều trị khác sẽ đem đến công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Theo các thầy thuốc Đông y, huyệt đạo thường được châm cứu nhằm cải thiện tình trạng đau do thoái hoá đốt sống cổ gây ra là:

  • Huyệt thứ 14 hay huyệt đại chuỳ thuốc GV14 Đốc mạch. Huyệt này nằm ở vị trí lõm trên đốt sống cổ thứ 1.
  • Huyệt thứ 15 hay còn gọi là huyệt kiên trung du thuộc kinh tiểu trường. Đây là huyệt nằm ngang đốt sống cổ thứ 7 và cách tuyến lưng giữa khoảng 2 thốn.
  • Huyệt thứ 7 hay huyệt thần môn thuốc kinh tâm. Phần ngay dưới xương trụ trên lằn chỉ cổ tay là vị trí của huyệt đạo này.
  • Huyệt thứ 13 hay huyệt phế du thuộc kinh bàng quang. Gai đốt sống lưng số 2 là vị trí của huyệt đạo này.
  • Huyệt thứ 3 hay huyệt khúc trạch thuộc kinh tâm bào. Huyệt đạo này nằm tại vị trí lõm ở trong khuỷu tay.

Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ cần chú ý gì?

Trên thực tế đã có nhiều người lựa chọn điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng châm cứu và cho thấy kết quả khả quan. Tuy nhiên giống như nhiều phương pháp khác, châm cứu cũng tồn tại mặt hạn chế nhất định nên người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ không nên áp dụng phương pháp châm cứu vì việc kim châm tác động vào huyệt đạo trọng yếu có thể gây sảy thai
  • Trước khi châm cứu, một số trường hợp ra mồ hôi lạnh, hoa mắt, chóng mặt, đôi khi bị ngất. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi từ 15 – 30 phút để thư giãn đầu óc và chuẩn bị tâm lý bước vào đợt điều trị.
  • Nếu lựa chọn điều trị thoái hoá đốt sống cổ bằng châm cứu, người bệnh nên khai báo tiền sử dùng thuốc và phương pháp điều trị đang áp dụng để chuyên viên điều chỉnh pháp đồ châm cứu cho phù hợp.
  • Người đang điều trị nhiễm trùng hoặc rối loạn đông máu không nên lựa chọn phương pháp châm cứu vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ với người mắc hội chứng rối loạn đông máu, châm cứu có thể gây chảy máu dẫn đến trường hợp không thể cầm máu, thậm chí đe dọa tới tính mạng.
  • Châm cứu phải được thực hiện theo liệu trình cụ thể. Người bệnh nên kiên trì theo đuổi, không tự ý bỏ dở hoặc lạm dụng sẽ khiến hệ thống dây thần kinh bị tê liệt.
  • Châm cứu không phù hợp với những người rối loạn lo âu hoặc chứng sợ vật nhọn, cơ địa yếu
  • Điều kiện lý tưởng nhất để thực hiện châm cứu là sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Kết thúc một đợt liệu trình có thể xuất hiện vết bầm ở vị trí châm cứu nhưng bạn có thể chườm nóng để đánh tan chúng nhanh hơn.

Châm cứu đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng nếu áp dụng sai cách hoặc kim châm không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra nhiễm trùng và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, người bệnh nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa và lựa chọn nơi châm cứu uy tín được cấp phép hành nghề.

Hy vọng với thông tin được cung cấp trên đây giúp độc giả phần nào giải tỏa nỗi lo lắng về vấn đề “thoái hoá đốt sống cổ có nên châm cứu”. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Share:

Your Comment