Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Đây câu hỏi được nhiều người bệnh thắc mắc nhất hiện nay. Bởi đây là loại bệnh lý xương khớp rất nghiêm trọng. Thêm vào đó, bệnh có khả năng để lại nhiều biến chứng cao. Để tìm hiểu rõ vấn đề này, hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.
Bị thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Trong y học, thoái hóa đốt sống cổ thuộc bệnh mãn tính. Loại bệnh này dễ tái phát và rất khó điều trị. Mặt khác, người bệnh sẽ phải chịu đựng nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu. Để nhận định mức độ nguy hiểm của bệnh, các bác sĩ còn phải xem xét đến thời điểm phát hiện bệnh và phương pháp điều trị như thế nào.
Nếu người bệnh sớm phát hiện triệu chứng và tiến hành chữa trị kịp thời, bệnh tình có thể kiểm soát được và thuyên giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Thậm chí, nguy cơ kéo theo các biến chứng sẽ rất cao.
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ:
- Thoát vị đĩa đệm: Đây là biến chứng thường xảy ra nhất khi bị thoái hoá đốt sống cổ. Vì một số nguyên nhân, chất nhầy trong đĩa đệm bị trào ra khỏi lớp sợi bao bọc bên ngoài. Điều này làm cho các đốt sống cổ cọ sát trực tiếp vào nhau gây mòn xương, chèn ép dây thần kinh,…
- Mọc gai cột sống: Khi các đốt xương sống bị tổn thương do tai nạn, lao động nặng, nứt xương, tích tụ canxi,…có thể dẫn đến mọc gai cột sống. Đoạn gai cột sống này có đầu nhọn, chúng sẽ đâm vào các bộ phận lân cận như dây chằng, mạch máu, bó cơ,… Do đó, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau thấu xương và không thể sinh hoạt như bình thường.
- Chèn ép tuỷ sống: Tình trạng đốt xương bị tổn thương cộng với đĩa đệm thoát vị sẽ làm lớp tuỷ bị chèn ép. Từ đó, các rễ dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng, chúng không thể truyền xung lệnh một cách chính xác.
- Liệt hai tay: Đĩa đệm bị thoát vị sẽ chèn ép lên dây thần kinh và ống tủy. Tình trạng này kéo dài sẽ làm dây thần kinh vận động mất hoàn toàn chức năng, người bệnh dần không thể cử động cánh tay.
Để phòng tránh những biến chứng này, bạn nên tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ xương khớp. Hiện nay, rất nhiều người đã và đang mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ uống Glucosamine – một loại thuốc bổ dành riêng cho hệ xương khớp. Tham khảo trong bài viết về nội dung này để hiểu rõ hơn!
Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu
Khi tổn thương tại đốt xương và dây chằng quá nặng sẽ gây nên bệnh thoái hoá đốt sống cổ. Vì vậy, ngay từ khi vừa mắc bệnh cơ thể bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng đặc trưng.
Dấu hiệu điển hình nhất của loại bệnh này là đau tại vùng cổ gáy. Triệu chứng này sẽ kéo dài trong suốt thời gian bị thoái hoá đốt sống cổ. Người bệnh sẽ phải chịu cơn đau dữ dội và cảm thấy buốt trong xương cổ.
Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào xương khớp sẽ dần chết đi và cơn đau tiếp tục lan rộng. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến các rễ dây thần kinh xung quanh. Lâu ngày, sự chèn ép của thoát vị đĩa đệm càng gia tăng, rễ dây thần kinh sẽ truyền cảm giác nhau nhức lên trên vùng đầu. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau xuống trán và hai bên vai.
Thoát vị đĩa đệm được chia thành ba giai đoạn nhẹ, nặng và xuất hiện biến chứng. Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh chỉ có cảm giác hơi mỏi và cử động cổ khó khăn. Đến giai đoạn nặng, cơn đau nhức sẽ xuất hiện xuyên suốt cả ngày. Cuối cùng là giai đoạn có biến chứng, người bệnh sẽ cảm thấy đau và không thể vận động.
Tình trạng đau đầu thường xuất hiện ở cuối giai đoạn 2 của bệnh. Khi đó bệnh chuẩn bị bước sang giai đoạn có biến chứng. Ngoài đau đầu, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng thiếu máu lên não.
Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu não
Như đã đề cập ở trên, thoái hoá đốt sống cổ có thể làm người bệnh bị thiếu máu não. Đây là hệ luỵ do đĩa đệm phình to chèn lên các mạch máu. Trong khi đó, gần đốt sống cổ chứa nhiều động mạch chính. Nếu các động mạch này tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu máu trầm trọng. Do đó, toàn bộ các tế bào não sẽ thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết.
Khi thoái hoá đốt sống cổ gây thiếu máu não, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như sau:
- Choáng váng: Đây là triệu chứng thường xuyên xảy ra khi bị thiếu máu não. Não không được cấp đủ các chất cần thiết khiến người bệnh có cảm giác nặng đầu và giảm khả năng tập trung.
- Hoa mắt: Nếu người bệnh đột ngột đứng lên hoặc ngồi xuống, họ sẽ bị hoa mắt. Khi đó, người bệnh đột nhiên thấy mọi vật trước mắt tối lại và không thể nhìn được bất cứ thứ gì. Sau 4-5s các giác mạc mới có thể nhìn lại như bình thường.
- Đi đứng không vững: Sau khi vừa vận động mạnh, người bệnh sẽ có cảm giác đuối sức và đi đứng không vững. Ngoài ra, họ có hiện tượng không xác định được vị trí của các đồ vật trước mắt. Vì vậy, họ không thể cầm nắm được những vật thể mà mình muốn lấy.
Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ làm người bệnh mắc bệnh rối loạn tiền đình. Đây là một loại bệnh mãn tính không thể chữa khỏi. Bệnh sẽ làm người bệnh dễ đau đầu khi trở trời, vận động mạnh, ăn không đủ bữa,… Những cơn đau đầu một khi đã xuất hiện sẽ kéo dài cả ngày, gây cản trở mọi sinh hoạt. Thêm vào đó, tinh thần người bệnh dần đi xuống, sụt cân và giảm hệ miễn dịch.
Trên đây là một số thông tin giải đáp “Thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm hay không?”. Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh nên tiến hành điều trị ngay khi có triệu chứng bất thường. Thêm vào đó là áp dụng một số phương pháp phòng tránh mắc bệnh ngay từ sớm, nhất là khi bước qua tuổi 35.
Ngày cập nhật gần nhất: