Giãn dây chằng lưng phải làm sao? Bao lâu khỏi?

Giãn dây chằng lưng là tình trạng phổ biến ở hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là ở người trung niên và người cao tuổi. Giãn dây chằng tuy mức độ nguy hiểm không quá lớn như một số bệnh lý khác, nhưng cũng gây không ít phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt và công việc.

Nguyên nhân gây giãn dây chằng lưng

Dây chằng lưng bị giãn và tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có:

  • Người bệnh đã từng gặp các chấn thương, tai nạn liên quan đến vùng thắt lưng.
  • Ngủ, ngồi, di chuyển, mang vác vật nặng sai tư thế, vận động mạnh quá mức.
  • Làm việc và tiếp xúc lâu dài với động cơ, chịu sức ép kéo dài từ hoạt động rung lắc của máy móc khi làm việc.
  • Tuổi tác cao, khiến các dây chằng bị thoái hóa, mất dần tính đàn hồi.
  • Ở đối tượng phụ nữ đang mang thai, việc xuất hiện thêm một thành viên mới khiến khung xương chậu buộc phải lớn hơn, các dây chằng theo đó cũng phải co giãn để thích ứng với sự thay đổi mới. Điều này là lý do khiến phụ nữ mang thai hay có biểu hiện đi lại khó khăn, khi di chuyển thường hay dùng tay đỡ lấy phần thắt lưng bị đau.
  • Bên cạnh những nguyên nhân trên, người bệnh còn có thể đau lưng do một số yếu tố gián tiếp khác như căng thẳng thần kinh, stress,…

giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?

Giãn dây chằng lưng không phải bệnh nguy hiểm và thường không có nguy cơ gây tử vong. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các vị trí giãn dây chằng có thể hồi phục nhanh chóng chỉ sau vài tháng.

Tuy nhiên, nếu để đến giai đoạn nặng, bệnh có thể tiến triển thành một số bệnh lý khác, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc như: Thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp lưng,…Khi đó, các tình trạng đau lưng mỏi gối xuất hiện ngày càng nhiều hơn, thường xuyên hơn.

Để biết thêm đau lưng mỏi gối có thể là dấu hiệu của những bệnh nào, và điều trị chúng có mất quá nhiều thời gian hay không, mời bạn tham khảo qua bài viết đau lưng mỏi gối này nhé!

Bị giãn dây chằng lưng phải làm sao?

Khi dây chằng lưng không may bị giãn, người cần phải:

Sơ cứu khi bị giãn dây chằng

Để hạn chế tối đa nguy cơ tiến triển thành các bệnh lý nặng hơn, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của giãn dây chằng lưng, người bệnh nên:

  • Hạn chế tối đa cử động, nhằm tránh tạo ra các tổn thương nặng hơn hay thậm chí đứt dây chằng.
  • Không bôi hay dán cao, vì cao có tác dụng làm nóng, làm giãn dây chằng nặng hơn.
  • Chườm thêm đá lạnh vào vùng lưng có dấu hiệu giãn dây chằng. Chườm lạnh vừa giúp làm dịu cơn đau, vừa giúp các mạch cơ co lại, khiến tình trạng này bớt nghiêm trọng hơn.

Bị giãn dây chằng lưng phải làm sao

Cách xử trị giãn dây chằng lưng

  • Nghỉ ngơi điều độ: Vận động mạnh và liên tục chỉ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Thay vào đó, bệnh nhân nên tự tạo cho mình một lịch trình sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ.
  • Tập các bài tập Yoga: Các bài tập Yoga vốn nổi tiếng về khả năng làm chắc khỏe dây chằng. Tuy nhiên, khi đang ở giai đoạn giãn dây chằng, người bệnh nên chọn các bài tập đơn giản, hạn chế các bài tập kéo dãn mạnh vùng cơ lưng.
  • Tiến hành massage, xoa bóp vùng lưng đau, giúp lưu thông mạch máu.
  • Dùng các thuốc theo chỉ định của y bác sĩ: Có 2 nhóm thuốc bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân. Thứ nhất là các thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng, giúp làm giảm các cơn đau lưng, khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi thực hiện các công việc sinh hoạt hằng ngày của mình. Tuy nhiên nhóm thuốc này không giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Nhóm thứ hai là nhóm giúp giải quyết vấn đề này. Tùy vào nguyên nhân gây giãn dây chằng thắt lưng, người bệnh được kê các loại thuốc nhằm triệt tiêu tận gốc các yếu tố khởi phát đau lưng.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng thoái hóa cơ xương.
  • Nếu áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không đạt hiệu quả, người bệnh có thể tiến hành một số cách khác như châm cứu, đeo đai để hỗ trợ cải thiện sức khỏe vùng thắt lưng, chiếu thêm đèn tia hồng ngoại, dùng điện xung,…

Một số lưu ý dành có người bị giãn dây chằng thắt lưng

  • Những người bị giãn dây chằng thắt lưng cần thông báo cho người thân của mình biết về tình trạng bệnh, nhằm tạo điều kiện tối đa cho bản thân trong sinh hoạt và công việc hằng ngày.
  • Khi điều trị, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê cho các nhóm thuốc khác nhau, cần tuân thủ đúng liều và thời gian điều trị, tránh tình trạng sau vài ngày thấy bệnh đỡ, bệnh nhân ngay lập tức dừng thuốc.
  • Không dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác khi thấy có triệu chứng tương tự.
  • Người bệnh có thể dùng các bài thuốc, vị thuốc cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh của mình. Tuy nhiên, trong dược liệu bên cạnh thành phần có hoạt tính, còn rất nhiều thành phần chưa biết rõ, khi phối hợp với nhau có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó khi có ý định dùng sản phẩm Đông y để điều trị, bạn nên đến cơ sở có uy tín, hỏi ý kiến thầy thuốc tư vấn trước khi sử dụng.
  • Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, kích thích, bởi chúng có thể làm tình trạng viêm liên quan đến dây chằng, cột sống nặng hơn, bệnh nhân cũng cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn.

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi

Giãn dây chằng lưng bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị giãn dây chằng thắt lưng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu nhẹ, và được điều trị tích cực, bệnh có thể khỏi hẳn sau vài tháng. Còn nếu bệnh nặng, đã chuyển sang các dạng bệnh lý khác như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,…thì thời gian điều trị bắt buộc phải kéo dài hơn.

Như vậy, giãn dây chằng lưng là bệnh chủ yếu do các tổn thương tại vùng thắt lưng gây ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể làm xuất hiện thêm nhiều dạng bệnh lý phức tạp khác. Do đó, hãy luôn lưu ý, lắng nghe cơ thể để sớm phát hiện các dấu hiệu ngay từ giai đoạn đầu bạn nhé.

Share:

Your Comment