Đau cột sống thắt lưng nguyên nhân do đâu? Uống thuốc gì để điều trị?

Đau cột sống thắt lưng là hiện tượng phổ biến mà ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Tại Việt Nam, có khoảng 30% dân số đang tiếp nhận điều trị các bệnh lý xương khớp liên quan đến cột sống và thắt lưng. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Mời quý vị độc giả đọc bài viết dưới đây để biết được câu trả lời.

Nguyên nhân đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, thường chia thành 2 dạng: nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. Trong đó, nguyên nhân cơ học quyết định đến hơn 60% yếu tố cấu thành nên tình trạng đau xương khớp ở bộ phận trọng yếu này.

đau cột sống thắt lưng

Nguyên nhân cơ học

  • Do đặc thù công việc: Đau cột sống thắt lưng là một trong những tình trạng được liệt kê vào danh sách vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay gặp ở những người trẻ tuổi. Theo khảo sát, cứ 5 người thì có đến 4 người bị và hầu hết nhóm này đang làm những công việc liên quan đến văn phòng, công nhân, lao động, thường xuyên ngồi lâu hoặc phải mang vác vật nặng.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng quá khổ gây áp lực lớn lên hệ khung xương chống đỡ của cơ thể. Trong khi đó, vùng thắt lưng là điểm chịu áp lực lớn nhất nên rất dễ bị tổn thương.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Theo nhận định của các chuyên gia xương khớp, thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học là một trong những tác nhân thúc đẩy các cơn đau thắt lưng cột sống đột ngột. Đồ ăn nhanh, thuốc lá, rượu bia, lười vận động khiến cơ xương khớp dần yếu đi, lão hoá sớm.
  • Chấn thương do tai nạn: Có khá nhiều trường hợp bị tổn thương cột sống thắt lưng vì chơi thể thao quá sức, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Tình trạng này có thể tự lành sau một thời gian ngắn nếu người bệnh nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và sử dụng phương pháp giảm đau đúng cách.

Nguyên nhân bệnh lý

  • Thoái hoá cột sống: Đến độ tuổi nhất định, cột sống lưng bắt đầu lão hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là bệnh lý mãn tính khiến người bệnh thường phải chịu đau đớn trong thời gian dài. Tuy không quá nguy hiểm nhưng thoái hoá cột sống ảnh hưởng tới tâm lý đồng thời làm suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng, nhất là trong quá trình hoạt động và di chuyển.
  • Thoát vị đĩa đệm: Luôn là cái tên mặc định trong danh sách nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở các vị trí trọng yếu của cơ thể, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau thường đi dần từ nhẹ đến nặng và ê buốt nhất khi người bệnh vận động.
  • Đau dây thần kinh tọa: Cột sống, thắt lưng là những bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng khi dây thần kinh tọa gặp trục trặc. Nếu thoát vị đĩa đệm không điều trị triệt để sẽ gây ra đau dây thần kinh tọa. Lúc này người bệnh không chỉ dừng lại ở đau nhức, ê buốt thông thường nữa mà sẽ cảm thấy châm chích như bị điện giật, thậm chí cứng khớp không thể cử động được.
  • Giãn dây chằng: Giãn dây chằng là tình trạng phổ biến rất nhiều người đã từng gặp phải. Tình trạng này thường gặp ở độ tuổi trung niên và dễ trở nặng. Bởi vì vốn dĩ các cơ xương khớp của nhóm đối tượng này đã bước vào giai đoạn lão hoá nên rất khó hồi phục.

Nguyên nhân đau cột sống thắt lưng

Ở phụ nữ, đôi khi đau cột sống thắt lưng sẽ kèm theo đau bụng dưới nên khiến nhiều người không khỏi hoang mang lo lắng bản thân đang rơi vào tình trạng nào. Đọc ngay tại: Đau bụng dưới và đau lưng là triệu chứng bệnh gì? Liệu có phải là dấu hiệu mang thai để biết được câu trả lời chính xác nhé!

Thuốc chữa đau cột sống thắt lưng

Đau cột sống thắt lưng hoàn toàn có thể chữa được nếu xác định đúng nguyên nhân gây ra và sử dụng pháp đồ điều trị phù hợp. Vậy câu hỏi đặt ra là “đau cột sống thắt lưng thì dùng thuốc gì?”. Thuốc chữa đau cột sống thắt lưng thì có nhiều nhưng thường được phân ra làm 2 nhóm:

Thuốc Tây chữa đau cột sống thắt lưng

Đối với người bị đau cột sống thắt lưng, sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm là sự lựa chọn hàng đầu vì sự tiện dụng và nhanh chóng của nó. Thuốc giảm đau có thể được sử dụng bằng đường uống hoặc đường tiêm. Thuốc Tây tuy giảm đau nhanh tức thời nhưng không đem lại hiệu quả chữa bệnh triệt để, dễ tái phát sau một thời gian khi ngừng.

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị giảm đau cột sống thắt lưng là: Aspirin, Neurontin, Paracetamol. Để tăng hiệu quả, bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không chứa Steroid.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều vì có thể gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Bởi việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim, gan, thận, dạ dày, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ để được chỉ dẫn kịp thời.

Thuốc chữa đau cột sống thắt lưng

Thuốc nam chữa đau cột sống thắt lưng

  • Ngải cứu: Ngải cứu từ lâu đã được nhiều người dân biết đến là đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị đau xương khớp. Đây là loại cây trồng quanh năm, dễ kiếm, giá thành rẻ nên khá được ưa chuộng. Thảo dược này mang tính ấm, vị đắng và bên trong chứa lượng flavonoid dồi dào có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau rất tốt. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc điều chế thành thuốc đắp hay thuốc uống đều được.
  • Lá lốt: Trong tài liệu y học cổ truyền, lá lốt chứa nhiều hoạt chất quý có tác dụng tiêu viêm, tăng cường tuần hoàn máu từ đó giúp cột sống thắt lưng nhanh chóng được chữa lành. Có 2 cách sử dụng bao gồm: chườm lá lốt và uống hỗn hợp lá lốt với đinh lăng.
  • Đinh lăng: Có không ít người bất ngờ khi biết được lá đinh lăng có thể dùng làm thuốc chữa các bệnh về xương khớp rất tốt. Trong đinh lăng rất giàu hoạt chất saponin, cysteine, lysine có tác dụng tiêu viêm và giảm đau cực mạnh. Về cách sử dụng, các bạn có thể lấy rễ đinh lăng chế biến thành thuốc uống hàng ngày hoặc kết hợp với một số thảo dược khác để tăng hiệu quả chữa trị.

Qua những phân tích về nguyên nhân và giới thiệu các loại thuốc chữa đau cột sống thắt lưng trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ thu thập được thông tin hữu ích để chủ động bảo vệ sức khỏe cũng như phòng tránh rủi ro quy hiểm trong quá trình điều trị.

Share:

Your Comment