Cách châm cứu chữa đau lưng hiệu quả

Từ lâu, châm cứu chữa đau lưng đã trở thành một trong những cách làm được lưu truyền rộng rãi và được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, có phải đau lưng do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể được chữa khỏi tận gốc bằng phương pháp này hay không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cơ sở khoa học của biện pháp châm cứu và một số cách châm cứu chữa đau lưng thường gặp nhé.

Đau lưng có nên châm cứu không?

Châm cứu nói chung và châm cứu chữa đau lưng nói riêng từ lâu đã trở thành phương pháp chữa bệnh được áp dụng để chữa bệnh trong Y học cổ truyền, dựa trên cơ sở làm đả thông kinh mạch tại những huyệt đạo quan trọng. Trong Y học hiện đại, châm cứu cũng được coi là một trong nhưng thủ thuật y khoa quan trọng của ngành Vật lý trị liệu, giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của người bệnh, được khoa học chứng minh và công nhận hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc châm cứu chữa đau lưng có thể được áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau như đau lưng cấp tính, mãn tính, đau lưng dưới hay lưng trên,… Mặc dù cần phải thực hiện trong thời gian dài, song phương pháp này lại mang lại kết quả ổn định và lâu dài hơn cho người bệnh. So với việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, phương pháp châm cứu thường an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn do người bệnh hoàn toàn không cần đến thời gian để hồi phục.

châm cứu chữa đau lưng

Đối với nhiều người, phương pháp châm cứu thường gây ra nhiều nỗi ám ảnh và sợ hãi bởi hình ảnh những cây kim vừa dài, vừa nhọn xuyên qua da thịt. Song, trên thực tế, chúng chẳng những không gây đau đớn mà còn giúp giảm đau rất hiệu quả nhờ độ mềm dẻo đặc biệt. Những cây kim châm cứu cũng vô cùng mỏng manh và nhỏ bé nên sau liệu trình điều trị, các vết bầm thường biến mất nhanh chóng và không gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ hay sức khỏe. Chính vì thế, với người bệnh nói chung và người mắc chứng đau lưng nói riêng, phương pháp chữa bệnh này vô cùng an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu sức khỏe của bạn quá yếu, thường xuyên bị thiếu máu hoặc gặp các vấn đề về tim mạch hay thần kinh thì tuyệt đối không được sử dụng phương pháp này. Trong một số trường hợp như phụ nữ mang thai, người có tiền sử rối loạn đông máu, bệnh nhân mới sử dụng các loại thuốc làm loãng máu,…. việc châm cứu cần được cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Bên cạnh đó, do hệ thống huyệt đạo trên cơ thể người rất phức tạp, việc châm cứu đòi hỏi người thực hiện thủ thuật cần có kiến thức chuyên môn chuyên sâu, tay nghề cao và có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, bạn cần lưu ý chỉ nên lựa chọn những bệnh viện, phòng mạch uy tín để việc châm cứu diễn ra an toàn, bảo đảm nhé.

Nếu quá bận rộn và chưa có thời gian để tới các địa chỉ châm cứu, bạn đọc cũng có thể tham khảo cách trị đau lưng tại nhà để làm giảm các cơn đau tạm thời trước khi thăm khám và điều trị.

Cách châm cứu chữa đau lưng

Khi châm cứu chữa đau lưng, một số người bệnh thường khá bất ngờ vì vị trí châm cứu không nằm ở lưng mà ở một vài bộ phận khác. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học và hợp lý, bởi dòng năng lượng có thể được dẫn từ các nơi khác nhau, hoặc vùng đau bị chi phối bởi một cơ quan khác. Tùy theo từng nguyên nhân gây đau lưng khác nhau mà các vị trí châm cứu cũng có thể thay đổi.

Đau lưng do nhiễm lạnh

Khi bị nhiễm lạnh, các tế bào máu co lại, đặc hơn và thành mạch thu hẹp hơn, khiến máu không kịp lưu thông đến các bộ phận khác nhau để nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời, hệ thống cơ gân, dây chằng cũng bị co lại, gây ra các cơ đau nhức đột ngột ở vùng lưng nói riêng và các bộ phận khác nói chung. Chính vì vậy, việc châm cứu chữa đau lưng lúc này phải dựa trên cơ sở làm ấm cơ thể, giúp giãn mạch và lưu thông khí huyết.

chữa đau lưng bằng châm cứu

Một số huyệt cần tác động trong trường hợp này có thể kể đến như: A thị, Thận du, Thứ liêu, Kiên tỉnh, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Phong bì, Hoàn khiêu,…. Ngoài ra, các lương y, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số nguồn nhiệt hay thảo dược nhất định để làm ấm, giúp đẩy hàn khí ra ngoài cơ thể một cách nhanh chóng.

Đau lưng do huyết ứ

Theo Đông y, huyết ứ là tên gọi chỉ tình trạng chỉ huyết lưu thông kém, thậm chí bị ngưng trệ và tích lại trong cơ thể, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh và gây ra các cơn đau dữ dội, đặc biệt là vùng lưng.  Việc châm cứu chữa đau lưng lúc này sẽ giúp đả thông kinh mạch, kích thích một số huyệt đạo khiến quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn và giảm đau một cách đáng kể.

Nếu các cơn đau lưng gây ra bởi huyết ứ, các bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu ở các huyệt Tả A thị, Cách du, Đại trường du, tả Thận du, Huyết hải, Ủy trung,… Mỗi ngày tiến hành châm cứu 1 lần, mỗi lần 15-20 phút cho đến hết liệu trình điều trị. Thông thường, một liệu trình châm cứu sẽ kéo dài khoảng 7 ngày.

Đau lưng do thận hư

Thận hư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các chứng đau lưng và thường gặp ở người cao tuổi. Các cơn đau ban đầu thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, ở 2 bên thận, lan ra vùng hông và hố chậu. Đồng thời, người bệnh cũng thường xuất hiện các triệu chứng khác như tiểu đêm, sụt cân nhanh và cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi.

Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu chữa đau lưng ở các huyệt A thị, Thận du, Phong thị, Đại trường du, Hoàn Khiêu, Dương lăng tuyền và Ủy trung. Độ dài của mỗi liệu trình điều trị thường kéo dài khoảng 1 tuần, mỗi ngày thực hiện một lần và mỗi lần kéo dài khoảng 15-20 phút.

Đau lưng do hành kinh

Các cơn đau bụng kinh khi xảy ra với chị em phụ nữ thường kèm theo hiện tượng đau mỏi lưng dữ dội. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc khí huyết không thể lưu thông đều. Các thầy thuốc có thể tác động vào một số huyệt như Quan nguyên, Tam âm giao và một số huyệt phụ khác như Âm giao,Thận du, Túc tam lý, Quy lai… Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên tiến hành châm cứu chữa đau lưng cách 1 ngày/lần, cho đến khi tình trạng này thuyên giảm hẳn.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp châm cứu chữa đau lưng nói riêng, châm cứu chữa bệnh nói chung. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Share:

Your Comment